CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NHẬT HƯNG Hotline: 1900 8044 - 0903 929 424        

Mười sự kiện tiêu biểu của ngành năng lượng Việt Nam năm 2024 và những băn khoăn, lo ngại

Mười sự kiện tiêu biểu của ngành năng lượng Việt Nam năm 2024 và những băn khoăn, lo ngại

 - Dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá độc lập từ thông tin, báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp; cũng như các tiêu chí bình chọn (tính đột phá, sự khác biệt, nổi bật, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và phù hợp với xu thế phát triển) của các phân ngành năng lượng, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã bình chọn 10 sự kiện tiêu biểu, nổi bật trong năm 2024 của ngành năng lượng Việt Nam. Cùng với nhiều điểm ‘sáng’ được chọn là những băn khoăn, lo ngại được nêu ở phần cuối 10 sự kiện. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.

I. MƯỜI SỰ KIỆN TIÊU BIỂU:

1. Tái khởi động lại kế hoạch phát triển điện hạt nhân Việt Nam.

Tiếp theo kết luận của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XIII), ngày 25/11/2024 về thống nhất chủ trương phát triển điện hạt nhân Việt Nam, ngày 30/11/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV đã biểu quyết thông qua chủ trương tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trong khoảng thời gian rất ngắn, BCHTW Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có những quyết sách mạnh mẽ đối với dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đã cho thấy tầm quan trọng, tính cấp thiết của nguồn điện này trong “kỷ nguyên mới của dân tộc”. Nhưng để sớm hiện thực hóa chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Bước tiếp theo, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cần phải hành động quyết liệt, cụ thể, chi tiết cho các hạng mục công việc đầu tiên. Cụ thể là:

Thứ nhất: Chuẩn bị ngân sách cho các hoạt động chuẩn bị bổ sung điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII.

Thứ hai: Hiện tại, 2 vị trí tại Ninh Thuận vẫn còn khả thi cho việc phát triển 2 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Tuy nhiên, để điện hạt nhân thực sự có vai trò nền tảng và đảm bảo an ninh năng lượng, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và công nghiệp phụ trợ, cần phải có một tầm nhìn dài hạn cho 30-50 GW điện hạt nhân tới năm 2050, với dự kiến tối thiểu 10 vị trí khả thi. Do vậy, đây là công việc cần đánh giá (lại), tiếp nối các nghiên cứu trước đây.

Thứ ba: Lập cập nhật (lại) các báo cáo đánh giá công nghệ mới nhất về điện hạt nhân (bao gồm công nghệ, giá thành, vận hành, quản lý và xử lý chất thải phóng xạ...). Cần một báo cáo nghiên cứu nghiêm túc và độc lập để có thể cung cấp đầu vào cho Quy hoạch điện hiệu chỉnh và quyết định chủ trương đầu tư các dự án.

Thứ tư: Thiết lập liên lạc và tìm kiếm sự hỗ trợ từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế để có thể tận dụng tối đa sự hỗ trợ này ngay từ trước khi đưa vào Quy hoạch điện, đảm bảo tính khả thi sau khi đã đưa vào Quy hoạch điện hiệu chỉnh. Sự hỗ trợ này có thể dưới nhiều hình thức và đều có quy trình tiến hành chặt chẽ.

Thứ năm: Cần sớm thành lập “Ban Chỉ đạo Quốc gia về Điện hạt nhân Việt Nam” để điều phối công việc chuẩn bị, trước khi chương trình điện hạt nhân được bổ sung vào Quy hoạch điện, cũng như thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai đầu tư dự án.

Thứ sáu: Thành lập “Nhóm chuyên gia tư vấn về công nghệ, an toàn, đào tạo và hợp tác quốc tế về điện hạt nhân” để tư vấn cho Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành... về những vấn đề liên quan trong quá trình phát triển điện hạt nhân Việt Nam.

2. Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).

Chiều 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Luật Điện lực năm 2024 thay thế Luật Điện lực ngày 3/12/2004 được sửa đổi, bổ sung qua 4 lần vào các năm 2012, năm 2018, năm 2022 và năm 2023 (mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024), sau gần 20 năm triển khai thi hành. Luật Điện lực (sửa đổi) có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2025.

Theo các đánh giá, Luật Điện lực (sửa đổi) gồm 9 Chương, 81 Điều đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là dự án Luật quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế, đảm bảo cho các mục tiêu tăng trưởng, phát triển của đất nước, cũng như an ninh năng lượng quốc gia. Luật Điện lực năm 2024 đã bao quát được các chính sách lớn (như quy hoạch, đầu tư công trình điện lực, thị trường điện, phát triển năng lượng tái tạo) bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan.

Đặc biệt, Luật bổ sung nhiều quy định để phần nào tháo gỡ những điểm nghẽn đã tồn tại trong thời gian dài như: Nội dung phương án phát triển điện lực cấp tỉnh; cơ chế thực hiện các dự án điện khẩn cấp; làm rõ cơ chế xử lý, thay thế đối với các dự án điện chậm tiến độ; khung quy định cho phát triển nhanh và bền vững các nguồn năng lượng tái tạo...

3. Ban hành một số Nghị định quan trọng hỗ trợ năng lượng tái tạo: Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (tự sản xuất, tự tiêu thụ); Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.

3.1. Chính sách điện mặt trời đã được người dân, doanh nghiệp chờ đợi gần 4 năm qua đã có hành lang pháp lý: Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (tự sản xuất, tự tiêu thụ).

Theo các nghiên cứu gần đây, tiềm năng kỹ thuật điện mặt trời mái nhà của Việt Nam là trên 140 GW. Việt Nam hiện có 428 khu công nghiệp và hơn 1.000 cụm công nghiệp. Trong đó, có gần 80.000 doanh nghiệp và nhà đầu tư thứ cấp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao có tiềm năng kỹ thuật điện mặt trời mái nhà ước tính gần 22 GW (nếu mỗi khu công nghiệp cho phép lắp đặt 50 MW).

Đặc biệt, doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời sẽ mang lại lợi ích lớn khi số năm thu hồi vốn hiện nay có thể giảm còn hơn 3 năm. Trong đó, nhóm ngành điện tử, bán dẫn, dệt may, giày da, gỗ, chế biến chế tạo... đều muốn lắp điện mặt trời trên mái nhà xưởng, vừa để giảm tiền điện, vừa đạt các chứng chỉ xanh trong xuất khẩu.

Việc áp dụng các ưu đãi về thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính là những yếu tố giúp doanh nghiệp và hộ gia đình dễ dàng triển khai hệ thống điện mặt trời. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí năng lượng, mà còn là một bước tiến chiến lược trong việc chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

3.2. Với Nghị định 80/2024/NĐ-CP về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) - đây là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Cơ chế này cho phép các doanh nghiệp lớn ký kết hợp đồng mua điện trực tiếp từ các nhà phát điện năng lượng tái tạo, hướng đến việc triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam. DPPA không chỉ tăng cường tính minh bạch, cạnh tranh trong thị trường điện, mà còn hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện lộ trình tăng trưởng xanh.

Cơ chế DPPA sẽ tạo thêm cơ hội với các quy định mới cho ‘người mua’ và ‘người bán’ trong thị trường điện, đa dạng hóa thị trường mua bán điện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát điện năng lượng tái tạo có điều kiện vay vốn đầu tư dự án, giảm rủi ro. Đồng thời, doanh nghiệp (khách hàng lớn) có thể đạt được Chứng chỉ năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính, hỗ trợ cho doanh nghiệp trên con đường phát triển bền vững.

 NHẬT HƯNG SOLAR / NHAT HUNG SOLAR
0903 929 424